Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Giải thích chi tiết về hồn ma

Có linh hồn, có sự sống sau cái chết không? Đó là điều mà cho đến nay khoa học chưa khám phá ra được. Tuy vậy, trong dân gian, số người biết được sự thật này còn đông hơn quân mông. Chỉ có điều, đa số những người này sống ẩn dật và không có ý định "khoe khoang", tuyên truyền những điều mình biết. Hoặc cũng có thể họ lo ngại người khác không thể hiểu được những gì họ sẽ nói, bởi đơn giản con người ở thế kỷ 21 chưa sẵn sàng để tiếp thu những kiến thức có vẻ như "vượt tầm" khoa học này. Hôm nay, bị kích thích bởi một vài lý do, Góc Nhìn quyết tâm viết một bài "mùa rìu qua mắt thợ", giải thích ra môn ra khoai về thế giới con người sau khi chết. Tất cả nội dung trong bài viết đều dựa trên kiến thức chủ quan cũng như thu nhặt của GN trong quá trình sống, không phải là khẳng định, vì vậy mong được sự nhân nhượng cũng như góp ý, chia sẻ của cộng đồng.

http://movie.zing.vn/movie/resources/images/aidpicture/18/gomn1.jpg
Lời dẫn:

Chào các bạn, tôi là Góc Nhìn. Trong thời gian gần đây, có nhiều việc xảy ra khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, và tôi quyết định viết bài này để giải tỏa những ức chế trong lòng tôi từ bấy đến giờ.

Trong vòng 1 tháng nay, tôi nhận được đến 2 lá thư tuyệt mệnh của 2 cô gái. Lý do họ tìm đến cái chết đều là vì chuyện tình cảm đổ vỡ. Tôi đã phải tìm nhiều cách an ủi, động viên họ và thậm chí dọa họ về một 'tương lai' đen tối nếu họ chết trong hoàn cảnh này. Những cô gái tạm nghe lời tôi, nhưng tôi ko dám chắc họ sẽ ko có lại ý định dại dột một ngày gần đây.

"Em muốn nhắm mắt và ngủ một giấc dài, không bao giờ tỉnh dậy nữa...". Cả 2 cô gái đều có dòng chữ đấy trong thư. Tôi đã gọi điện cho họ và nói, nếu chết trong hoàn cảnh này, họ sẽ mãi mãi không có một giấc ngủ yên bình, sự tồn tại của họ sau khi nằm xuống sẽ là những cơn ác mộng triền miên và những cảm xúc rồ dại... Nhưng có vẻ họ không mấy tin tưởng cho lắm.


Chết là hết?

Tôi giải thích với họ rằng chết ko phải là hết, nó chỉ đơn giản là bạn chuyển sang một dạng tồn tại khác. Chẳng có gì là mê tín, chẳng có gì là huyền bí. Nó đơn giản là khoa học. Chỉ có điều, khoa học bây giờ chưa đủ duyên để khám phá ra nó mà thôi. Cũng giống như trước đây khi nghe có một người nào đó nói: E=MC2, bạn sẽ cho rằng đó là mê tín, hoang tưởng, phản khoa học... Nhưng khi Einstein chứng minh được, nó biến thành khoa học.

Dạng tồn tại sau khi chết cũng vậy. Chẳng có gì khoa học hơn nó, nhưng cũng chẳng có gì mê tín hơn nó. Đơn giản bởi người ta hiểu quá ít về nó.

Tôi đã dùng tất cả sự hiểu biết, sự va chạm của mình để giải thích cho các cô gái hiểu về thế giới 'bí ẩn' này.

Để các cô gái dễ hiểu hơn, tôi dùng đa số các kiến thức vật lý, sinh học và hóa học trong các chương trình cấp 2 và cấp 3 để giải thích.

Chúng ta thực sự là ai?

Khi bạn ăn một miếng xoài, lưỡi bạn sẽ cảm nhận được vị chua, ngọt... của miếng xoài ấy. Tuy nhiên, bản thân lưỡi không tự mình phân tích được hương vị, mà nó phải nhờ đến một cơ quan khác có thẩm quyền cao hơn, đó là não bộ. Vậy não bộ nhận được hương vị được cảm nhận bởi lưỡi bằng cách nào? Theo khoa học thì vị giác ở lưỡi sẽ biến thành những tín hiệu thần kinh, đi theo các dây thần kinh và truyền lên não. Lúc này não mới đánh giá, phân tích và đưa ra kết luận, miếng xoài bạn vừa ăn ngọt chua thế nào... Vậy lưỡi này không phải là "bạn", mà nó chỉ là công cụ "bạn" "mượn" để làm nhiệm vụ cảm nhận vị giác.

Khi bạn dùng tay sờ vào cục nước đá, tay bạn sẽ cảm nhận được nhiệt độ của cục nước, cảm nhận được bề mặt trơn nhẵn, ướt át... của nó. Và tương tự lưỡi, tất cả những cảm giác này tay không tự "hiểu" được mà phải nhờ đến não phân tích, sau khi cảm giác ở tay được chuyển đến não thông qua hệ thống dây thần kinh dưới dạng tín hiệu. Vậy tay này không phải là "bạn", nó chỉ là công cụ "bạn" "mượn" để làm nhiệm vụ cầm nắm, cảm nhận những vật "bạn" muốn đánh giá.

Khi bạn muốn cử động chân tay, nhắm mở mắt, quay đầu, chạy nhảy... não bộ sẽ phát ra những tín hiệu thần kinh và các tín hiệu này sẽ theo dây thần kinh đi đến các cơ quan cần nhận thông tin để hoạt động. Tùy vào chức năng của cơ quan mà não phát ra tín hiệu khác nhau. Tay khác chân, khác mắt mũi... Vậy bạn là một cái gì đấy ở não, thông qua hoạt động trao đổi chất trong não để "bắn" tín hiệu ra lệnh cho các bộ phận kia hoạt động theo ý "mình".

Từ các ví dụ trên, bạn có thể suy luận ra rằng tất cả các cảm giác của con người từ mọi vị trí: Chân, tay, mắt, mũi... đều phải được biến thành tín hiệu để truyền lên não. Ngược lại các bộ phận kia muốn hoạt động cũng đều phải chờ tín hiệu phát đi từ não. Tín hiệu thần kinh chẳng có gì hơn là một loại sóng điện từ, có khác với sóng radio, sóng bluetooth, wifi... ở chỗ bước sóng khác nhau.

Đến đây sẽ nảy sinh một câu hỏi: Vậy phải chăng "con người" thực sự của chúng ta là cái đang nằm trong não bộ, điều khiển não để não điều khiển cơ thể vật lý hoạt động theo ý nó? Đa số mọi người muốn phủ nhận câu hỏi này, nhưng rất tiếc nó là sự thật.

Chúng ta luôn nghĩ rằng "mình" chính là chân này, tay này, người này, mắt mũi này... nhưng thực ra tất cả cơ thể vật lý này chỉ là công cụ để giúp "mình" thật sự nằm ở đâu đó trong não bộ giao tiếp với thế giới xung quanh. Hãy tạm gọi cái "mình" này là "hồn" nằm trong một thân xác vật lý.

Quy luật vật lý đã được chứng minh và áp dụng thực tế thì không thể sai và không thể khác với bất cứ dạng tồn tại nào. "Hồn" cũng vậy. Phải đá vào đít mấy đứa nói rằng "hồn" có năng lực siêu nhiên, biến có thành không, biến không thể thành có thể... Đây là lý do vì sao "hồn" buộc phải tồn tại trong thân xác sinh học để giao tiếp với thế giới vật lý xung quanh. Khi thoát khỏi thân xác, "hồn" ko thể nhìn bởi nó ko có mắt, ko thể liếm bởi nó ko có lưỡi, ko thể phân biệt nóng lạnh bởi nó ko có làn da... Lúc này "hồn" được trả về đúng với bản chất của nó, chỉ là một dạng sóng điện từ. Nó tương tác với thế giới đúng với tính chất "sóng".

Hồn có nhìn thấy chúng ta hay không? 

Nhiều nhà làm phim và đa số chúng ta đều tưởng tượng rằng "hồn" trông giống như một người vô hình, có thể nhìn thấy mọi người sống trong khi người sống thì không thể làm điều ngược lại. Điều này làm nhiều quý ông chán đời nhảy tưng tưng lên vì cho rằng sau khi chết có thể tha hồ đi đến những chỗ riêng tư rình chị em tắm táp, thay đồ... Tưởng tượng này chỉ dành cho những người mê tín và nó hoàn toàn thiếu căn cứ, phản khoa học.

Nếu là nhà khoa học, bạn phải trả lời:

Không! Hồn không thể nhìn thấy được bởi vì nó không có công cụ để làm việc đó(mắt). Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là "hồn" không biết bạn đang làm gì. Ngược lại, nó biết rất rõ không chỉ hành động mà cả suy nghĩ của bạn.

Tại sao?

Như trên đã nói, kể cả khi còn sống, bạn vẫn chỉ là một cái "hồn" đang lẩn trốn đâu đó trong não. "Hồn" này liên tục thu thập cũng như phát đi các tín hiệu thần kinh để điều khiển cơ thể vật lý. "Hồn" đã chết(mất cơ thể) chỉ việc tương tác với các tín hiệu này(đôi khi là cộng hưởng, mà tôi sẽ nói ở phần sau) là có thể hiểu được bạn đang thấy gì, làm gì. Tất nhiên "hồn" chết cũng có thể tương tác để biết "hồn" sống đang ở vị trí nào và thậm chí là một phần suy nghĩ(hoặc đa phần) của nó.

Hồn có thể đi mây về gió, đến chỗ nọ chỗ kia nhanh như ánh sáng?

Có thể bạn cho rằng, "hồn" là sóng điện từ, về lý thuyết có tốc độ ngang ánh sáng, vậy 'hồn' cũng có thể di chuyển với tốc độ như tốc độ ánh sáng?

Đây cũng là câu hỏi mà tôi đã nghĩ nát óc vẫn chưa hiểu hoàn toàn. Ban đầu tôi cũng nghĩ như vậy và tôi cảm thấy vui vui vì sau khi chết mình có thể đi du lịch khắp nơi, thăm đây thăm đó hoặc thậm chí là khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời... Tuy nhiên sự thực có vẻ như đau đớn hơn nhiều.

"Hồn" là một dạng sóng điện từ, nó tuân theo đầy đủ các định luật về sóng(bao gồm cả những định luật con người chưa khám phá ra), nhưng dường như nó là một dạng sóng vô hướng, và tôi vẫn chưa hiểu lắm cái gì khiến "hồn" của một cá nhân luôn luôn chỉ giao động ở một địa điểm nhất định(thường là quanh nơi hài cốt được chôn cất hoặc quanh vị trí qua đời).

Cô tôi chết năm 1987 ở Liên Xô(cũ). Cách đây chừng một tháng(giờ là cuối tháng 3 năm 2011), chúng tôi từng hỏi cô là tại sao cô không thể tự ý di chuyển từ Nga về Việt Nam? Cô trả lời rằng nếu cố đi như vậy sẽ bị "gió" thổi bạt đi, cô sẽ "bay" chơi vơi trong gió và ko điều khiển được bản thân.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những gì cô nói. Tôi cho rằng có lẽ "hồn" con người cấu tạo ở bước sóng khá nhạy cảm với các loại sóng điện từ khác, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, và nó sẽ gặp khó khăn khi cố tình di chuyển 'có hướng' với khoảng cách lớn(?). Điều này cũng có thể liên quan đến tần số sóng nữa, bởi theo các định luật vật lý thì tần số đủ mạnh và nguồn phát ổn định, sóng có thể phát đi rất xa dù vẫn xảy ra thất thoát trên đường đi. Điều này nghe hợp lý vì với số "hồn" thường trực trên thế giới rất lớn, nếu tần số của 'hồn' nào cũng mạnh thì sức khỏe con người có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy vậy tôi không chắc lắm về điều này.

Hồn người này khác hồn người kia như thế nào?

Theo kiến thức của tôi cho đến lúc này, dựa vào tính cách của mỗi người lúc sống, dựa vào ham muốn và tham vọng... mà khi chết 'hồn' có giao động khác nhau. Còn bước sóng thì giống nhau(nhờ vậy có thể giao tiếp được với nhau). Do giao động khác nhau nên mỗi hồn cũng thường 'ở' những độ cao khác nhau.

Giao động mạnh nhất phải kể đến 'hồn' của những người chết trong một tâm trạng dữ dội, oan ức hay bất mãn...(những cô gái thất tình tự tử đều nằm trong trường hợp này). 'Hồn' những người này có thể gây tác động đáng kể nhất đối với người sống do tính chất giao động của mình. Hồn loại này luôn cảm thấy bị dày vò và điên cuồng đến khủng khiếp, cực kỳ cố chấp và thường ghen ghét đố kỵ với hạnh phúc của người sống. "Dục vọng" của loại hồn này chính là đạp đổ hạnh phúc của người khác bởi sự tồn tại của chúng tràn ngập sự đau khổ, tuyệt vọng hay oan ức... Thực tế cho thấy, đa số những vụ ma ám... đều do những 'hồn' này gây ra.

Tiếp đến phải kể đến những kẻ tham lam độc ác, đố kỵ, những kẻ háo sắc, những kẻ tiểu nhân ti tiện, những tên tội phạm... Đây là loại hồn có nhiều dục vọng nhất. Sóng cấu tạo của loại hồn này giao động rất mạnh và nó khiến cho những kẻ này luôn điên cuồng tìm cách thỏa mãn dục vọng của mình. Dục vọng được sinh ra khi con người còn sống dưới cơ thể sinh học. Khi chết, hồn không còn công cụ(cơ thể) để thỏa mãn dục vọng nữa, vì vậy cảm giác điên cuồng tuyệt vọng luôn khiến cho loại hồn này cực kỳ đau đớn, chúng tìm mọi cách giảm bớt nỗi đau đớn đó. Ví dụ, để thỏa mãn cảm giác thèm ăn, hồn này tìm đến những nơi có tụ tập ăn uống, cố gắng cộng hưởng với những tín hiệu khoái trá khi người sống ăn phát ra(tín hiệu thần kinh đi từ lưỡi, mũi lên não). Tuy nhiên việc cộng hưởng này là vô cùng khó. Bởi mỗi cá nhân có một tần số giao động riêng khác nhau, và để hiện tượng cộng hưởng xảy ra hoàn toàn, thì hồn này cần phải có tần số giao động trùng với tần số giao động riêng của cá nhân đó. Vì vậy, ảo tưởng thỏa mãn cảm giác ăn uống vẫn không thể nào đạt được và hồn càng đau khổ hơn. Tất nhiên, cũng có một vài trường hợp mà tần số giao động của hồn gần trùng với tần số giao động riêng của một cá nhân nào đó, và hồn này sẽ tìm cách đi theo cá nhân đó. Dân gian gọi đó là hiện tượng ma ám.


Những người không có tính ghen ghét, thi đua, không có tham vọng và những người già cả, cơ thể lão hóa không còn dục vọng... khi chết đi, 'hồn' của họ giao động với một tần số hết sức nhẹ nhàng. Họ thường cảm thấy hài lòng với "bản thân" mình và gần như không còn dục vọng khác. Đây là loại hồn hiền lành đáng yêu nhất bởi họ gần như không có tương tác nào đáng kể đối với thế giới người sống. Họ lặng lẽ và thanh thản chờ đón một kiếp sống mới khi đủ duyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét