Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

"Rùng mình" với tiết canh ngâm trong... Formol

%name

Người tiêu dùng Trung Quốc chưa khỏi hoàn hồn sau sự việc thịt nhiễm Clenbuterol tràn lan trên thị trường thì lại sốc nặng trước thông tin món tiết canh bẩn nhiễm Formol.
500 kg tiết canh nhiễm độc vừa được phát hiện tại cơ sở chế biến thuộc thành phố Trùng Khánh ngày 17/3.




500 kg tiết canh bẩn tại xưởng chế biến Cửu Long Pha, Trùng Khánh bị niêm phong ngày 17/3.
4h sáng 17/3, phóng viên Tân Hoa xã theo đoàn kiểm tra Sở công thương Trùng Khánh ập vào một xưởng tự phát đang sản xuất tiết canh tại thôn Hoa Tân, thị trấn Hàm Cốc, khu Cửu Long Pha. Đoàn phát hiện gần 500kg tiết canh tại đây có sử dụng Formol làm tươi thực phẩm.



Một công nhân của xưởng đang đổ hỗn hợp tiết lợn vào hộp
để làm đông.
Nhà xưởng này có diện tích hơn 200m2, tường bốn bên đều nhem nhuốc, sàn nhà lênh láng nước bẩn. 36 hộp nhôm đựng tiết không hề có vật dụng che đậy được bày la liệt trên nền.

Trong xưởng hiện có ba bể xi măng "cóc cáy" chuyên dùng chứa tiết canh ở khâu giữ tươi trước khi thành phẩm. Một dãy dài hơn chục thùng phuy nhựa đựng tiết bày lộn xộn ngay trước cửa, đang đợi xuất xưởng.

Đoàn kiểm tra lập tức lấy mẫu dung dịch tiết canh trong bể xi măng để tiến hành xét nghiệm. Thông thường cần 7 phút để hiện kết quả, nhưng chỉ sau một phút, tờ giấy test đổi màu.



Mảnh test nhanh phản ứng Formol hiện kết quả cho thấy hàm lượng chất này trong tiết canh vượt quá quy định cho phép.
Người phụ trách Phòng quản lý chất lượng thực phẩm, thuộc Cục Công thương Trùng Khánh cho biết: “Kết quả kiểm tra chỉ rõ, mỗi kg tiết canh chứa hàm lượng Formol là 100 mg”. Hiện, toàn bộ số tiết canh vi phạm qui định an toàn vệ sinh thực phẩm bị niêm phong.
Sở Công thương Trung Quốc quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất của xưởng này, niêm phong mọi công cụ sản xuất, các ngành chức năng đang tiến tục điều tra, xử lý.



Số tiết canh được làm đông tiếp tục cho vào bể xi măng chứa Formol để giữ tươi.
Đoàn kiểm tra Sở Công thương Trùng Khánh còn yêu cầu nhân công của xưởng này tái hiện lại quá trình chế biến tiết canh bẩn. Các nhân công tại đây khai nhận, tiết lợn sau khi được chưng mua về từ khu Sa Bình Bá, Trùng Khánh, sẽ làm đông trong các hộp nhôm bằng cách cho thêm muối và nước. Số tiết này sẽ tiếp tục được cho vào các bể chứa xi măng có sẵn Formol để giữ tươi.



Tiết canh vốn là món ‘khoái khẩu’ của người Trung Quốc.
Theo Phòng Công thương khu Cửu Long Pha, Trùng Khánh, xưởng tự phát này bắt đầu hoạt động từ năm 2009, song không có giấy phép hoạt động của Sở Công thương và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Vào tháng 9 năm ngoái, xưởng di dời từ Sa Bình Bá về đây, chế biến và xuất xưởng 2,5 tấn tiết canh mỗi ngày.
Ông La Vĩnh Quyền, Phó Phòng quản lý thực phẩm thuộc Sở Công thương Trùng Khánh cho biết, nếu thường xuyên ăn loại tiết canh bẩn này sẽ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm về gan và đường ruột.
Cũng theo ông này, Sở Công thương Trùng Khánh sẽ mở cuộc kiểm tra trên qui mô toàn thành phố, lấy mẫu tiết canh đang bày bán trên thị trường và tất cả các xưởng để tiến hành giám định.




Tiết canh hỗn hợp, tức món “Mao huyết vượng”, vốn là đồ ăn rất được người dân Trung Quốc ưa dùng. Nguyên liệu chính để làm món này là tiết lợn, tiết chó, hoặc tiết vịt. Tiết sau khi được làm đông, có dạng khối lớn sẽ được trộn với các nguyên liệu băm nhỏ đã được xào chín, như: thịt lợn, gan, cật…và ớt bột, rau thơm. Món này nhìn thoáng qua rất sợ, nhưng có hương vị đặc biệt, là một món quý thường đem ra đãi khách tại nhiều địa phương của Trung Quốc.

Dung dịch có chứa 35-40% Fomandehyde được gọi là Fomalin. Khi để lâu sẽ bị đục vì có kết tủa parafomanđehit (HCHO)3. Fomalin là chất khử mạnh dùng làm chất tẩy trùng và khử mùi hôi thối, để bảo quản tiêu bản giải phẫu, thuộc da, ướp xác. Khi tiếp xúc với da, fomalin có thể gây viêm; khi tiêm, có thể gây đau bụng dữ dội.
Theo Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) thuộc WHO, Fomandehyde là chất hóa học có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh, chỉ sử dụng trong qui trình sản xuất nhựa thông. Loại hóa chất khá phổ biến này chuyên gây bệnh ở mũi, miệng và có thể là thủ phạm gây bệnh bạch cầu và có nguy cơ gây ung thư cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét