Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Sinh viên , chơi... thời bão giá

Khác với nhiều người có phần lắc lư vì giá cả tg, thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp thì không ít sinh viên vẫn đắm mình trong những cuộc chơi đầy tốn kém, tự đẩy mình vào thế khó.
Sinh hoạt hay bữa có thể ki cóp vì giá cả tg, nhưng với những cuộc nhậu nhẹt, hát hò luôn sẵn sàng phải "hết mình". Đủ mọi lí do được viện ra từ sinh nhật, giao lưu bạn bè cho đến trúng đề thắng lô; thậm chí là ngồi không buồn…

Sinh nhật của một số sinh viên phải thật hoành tráng (Ảnh minh họa)

Cả năm mới có cái sinh nhật, lại của mình. Tụ tập là phải cho tươm, không thì kém vui lắm” - với suy nghĩ này, Hưng (ĐH Mở Hà Nội) chi khá mạnh tay vào vụ sinh nhật tới gần hết 2 triệu tiền của tháng. Sau cuộc nhậu nhẹt tại quán, Hưng cùng bạn bè lại kéo nhau đến một quán hát quen trên đường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai) để tiếp tục tiệc sinh nhật.
Cũng từ lâu phòng trọ của Hưng (Lĩnh Nam, Hoàng Mai, HN) lúc nào cũng khá nhộn nhịp người, là nơi tổ chức nhậu nhẹt của nhóm bạn. Trong phòng luôn có sẵn bia, rượu. Chỉ chờ có người là “bóc ” ngay. Không ít lần chủ nhà nhắc nhở. Thậm chí, còn dọa tg giá tiền phí vệ sinh, nước điện vì hay tụ bạ, chè chén. Nhưng cũng chẳng khiến những cuộc tụ tập của Hưng giảm.
Còn nhóm của Vinh lâu lâu trong tuần lại có ngày họp bàn tròn, sát phạt nhau bằng tú lơ khơ. Sau những giờ cg óc ra đánh bài, điểm xả tress và tiền thắng cược là quán nhậu, quán hát. “Cầm lá bài thế để lấy chút không khí hg hái, sau tụ tập cho hoành tráng. Lôi nhau ra quán luôn mãi cũng chán”.
Ít tụ tập nhậu nhẹt như Hưng, nhưng Cường, Đại (ĐH KHXH&NV Hà Nội) lại bận rộn với các chiến hữu của mình tại các quán internet "cày" games. Thời gian trên lớp cũng ít mà ngay tại ở phòng trọ cũng ít khi thấy Đại ở phòng. Bạn cùng phòng Đại cho hay: “Chỉ lúc hết tiền, hay quá mệt thì mới thấy Đại về phòng”.
Có không ít nhóm còn tỏ ra mạnh tay cho những cuộc đi chơi. Không phải thuộc tầm vương giả, thậm chí thuộc dạng có hoàn cảnh, như nhóm Tâm (ĐH Thương Mại HN), nhưng các quán , bar, phòng trà, nhà hàng có tiếng hầu như nơi nào cũng có mặt của cả bọn. “Cứ nghe người ta kể, hôm 8-3 rồi, mỗi đứa đóng có vài trăm làm chuyến chơi ở Thiên đường Bảo Sơn xem thực hư thế nào” – Tâm hào hứng khoe.
Đỏ đen nối dài cuộc chơi

Tìm đến đỏ đen nuôi hi vọng kiếm thêm

Sau những cuộc tụ bạ, không ít sinh viên rơi vào cảnh khánh kiệt trong tháng. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, chơi vẫn muốn tiếp tục buộc họ phải tìm cách xoay sở.
Mỗi lần cạn tiền, hết cách xoay thêm tiền từ nhà, Hưng quay sang cầm đồ. Từ máy tính xách tay, cho tới xe máy lần lượt theo chân Hưng vào hiệu cầm đồ mỗi khi chàng thiếu tiền tiêu.
Trong cuộc tụ tập của Hưng, như đã thành câu quen của mấy thằng trong nhóm là: “máy cho đi ở rồi à?”, hay “Đã lấy con hàng ra chưa?” Thậm chí, còn giới thiệu xem quán nào cầm được nhiều tiền và đảm bảo hơn.
Không chỉ có con trai mới cầm cắm. Trinh nhóm Hưng, cũng thuộc gia đình khá giả, nhưng không ít lần cho laptop đi ở tiệm cầm đồ mấy hôm. Trinh vẫn chưa quên lần tá hỏa mượn đi mượn máy bạn bè để đối phó với bố từ quê ra thăm.
Để có tiền, không ít sinh viên nuôi hy vọng có thêm vài trăm ngàn từ "con đề", "con lô" hay cá độ bóng đá. Vào đêm cuối tuần, Phú (ĐH Thg Long) tỏ ra bận rộn với những cú điện thoại trao đổi thông tin và đặt “kèo” cho trận bóng ngoại hạng Anh sắp diễn ra. Thay cho việc chuẩn bị bài vở đầu tuần lên lớp, Phú ôm lấy cái màn hình theo dõi trận bóng, để hôm sau ngủ vùi đến trưa.
Dù biết càng đánh càng thua, mất nhiều hơn được, nhưng không ít người như Tuấn (trọ ở Khương Đình, Hà Nội) chiều đến lại ngồi ở quán nước với hội bạn xem hôm nay đánh con gì; tối đến lại trực chờ xem kết quả qua điện thoại.
Thậm chí, Toàn (Thanh Hóa) lại lợi dụng sự tin tưởng của bạn bè và nhiều người để vay tiền và mượn xe, máy tính xách tay để đi cầm bán lấy tiền theo những "con bạch thủ", những lần đi bar..
Điểm kết của những cuộc chơi
Sau những cuộc chơi không tiếc tiền, sức khỏe và thời gian, điển kết của các "dân chơi" như Hưng, Phú hay Trinh là nợ nần, học lại, tụt khóa...
Hưng không khỏi cay đắng khi các bạn cùng lớp với mình trước đây đang lo chuẩn bị tốt nghiệp thì cậu lại đang loay hoay cày "trả nợ" tín chỉ môn học từ năm thứ ba.
Sau những giờ hóa thân vào thế giới ảo với cái bang, hiệp nữ... Vinh, Đại mang về cho mình thân hình tàn tạ. Ngày Đại lên thăm không khỏi xót xa trước khuôn mặt hốc hác, đôi mắt thâm quầng mà đợt Tết, má đang còn phúng phính.
Phú lại là sự ngậm ngùi nhìn cảnh người bố gần 60 tuổi bắt xe sớm từ Nghệ An mang tiền cho con trả nợ nếu không muốn bị các chủ độ xử theo "luật". Cộng toàn bộ số tiền nhà dành dụm lo xin việc cho Phú khi ra trường cùng với chạy vạy khắp nơi được 150 triệu để trả cho những "con bạch thủ", "đồng banh nửa trái".... Phú hg máu một thời.
Bi đát và đau lòng nhất là trường hợp của Toàn. Với tài nói Toàn đã tạo được cho mình một vỏ bọc con nhà giám đốc, số tiền Toàn vay đã lên tới gần 400 triệu. Nhưng đến khi bị các chủ nợ siết nợ và tố cáo lừa đảo, tài nói của Toàn không giúp được cậu tránh khỏi cảnh "ngồi bóc lịch"... Còn bố Toàn cũng phải bán nhà trả nợ và chuyển vào Nam sinh sống.
Đó chỉ là một số trường hợp và hậu quả phải gánh chịu của những sinh viên chơi và phá của nhiều hơn học tập và lao động chân chính. Hằng ngày, trên báo đài vẫn đg dẫn không ít trường hợp trộm cắp, giết người vì thiếu tiền chơi, xoay tiền trả nợ... Hồi chuông nào mới đủ sức để cảnh tỉnh những con thiêu thân lao vào những cuộc chơi đốt tiền; mới làm hết ảo tưởng "tháo nhà người về làm chuồng lợn nhà mình"!?

Theo Tiền Phong
Copy Từ: http://www.xemtiep.com/.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét