“Thiên táng” là một tập tục lâu đời của người Tạng, cũng là cách đưa tiễn người chết trong phần lớn dân số ở Tây Tạng. Theo quan niệm của họ, người chết sẽ được đem xác bỏ trên vách núi cao, chim chóc sau khi ăn xác sẽ bay lên trời mang theo họ lên cao.
Quy trình “Thiên táng” người chết cũng không hề đơn giản. Đầu tiên phải chọn một vị trí cố định. Khi người đó chết, xác vẫn được để trong nhà vài ngày để mọi người đến chia buồn, sau đó mới chọn ngày đem đi.
Thời gian đưa người chết đi thường vào lúc sáng sớm, có thầy cúng đi cùng để đốt hương. Sau đó, thầy cúng vừa làm lễ vừa lột hết quần áo người quá cố, mổ xác và lọc xương ra. Xương đó sẽ được nghiền nát bằng đá, còn thịt thì xắt thành từng miếng nhỏ chất bên cạnh. Cuối cùng là nghi thức gọi chim đến để chúng ăn sạch đống thịt.
Đối với tập tục “Thiên táng” này, Phật giáo Tây Tạng cho rằng, thắp nến thắp hương là soi đường cho người chết lên trời. Xác trở thành lễ vật dâng lên các thần thánh, để các thần thánh đem đi hết mọi tội lỗi trên trần gian và đem người chết lên trời. Còn những loài chim đến ăn thịt người, do chúng chỉ ăn thịt người chứ không làm hại bất cứ động vật nào khác, nên được người Tạng tôn làm “thần điểu”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét