Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Người dân VN hãy "Tẩy Chay Hàng Tàu khựa"

Một số sản phẩm sữa nghi ngờ nhiễm melamine đã được xuất khẩu sang Đài Loan, châu Á và châu Phi. Hồng Kông ngưng bán yogurt hương trái cây của Yili (Y Lợi) bị nhiễm hóa chất công nghiệp melamine. Vụ sữa Sanlu (Tam Lộc) nhiễm melamine là vụ xì-căng-đan thực phẩm lớn thứ ba trong năm nay.

Nguồn tin báo chí Trung Quốc cho biết công ty sữa Yashili ở Quảng Đông và Suncare ở Thanh Đảo đã xuất khẩu sữa bột trẻ em sang Bangladesh, Myanmar, Yemen, Burundi và Gabon. Yashili và Suncare là hai trong số 22 công ty sữa bị phát hiện kinh doanh thiếu đạo đức vì trong sản phẩm của công ty chứa melamine độc hại gây ra sạn thận ở trẻ em có thể dẫn tới tử vong. Hai công ty này đang thu hồi sản phẩm của mình trên thị trường các nước vừa kể.








Một sản phẩm sữa của Công ty Yili Nội Mông. Tất cả sản phẩm sữa của công ty này đã bị thu hồi ở Hồng Kông



Truy tìm 262 bao bột sữa nhiễm melamine





Bộ y tế Đài Loan, ngày 16-9, cho biết tập đoàn Sanlu đã xuất 1.000 bao chứa tổng cộng 25 tấn bột sữa nhiễm melamine sang Đài Loan. Sau khi vụ xì-căng-đan sữa trẻ em Sanlu bùng nổ ở lục địa, bộ đã thu hồi được 570 bao, xác định được địa chỉ của 168 bao khác nhưng vẫn còn 262 bao chưa biết ở nơi nào bởi vì các nhà nhập khẩu từ chối tiết lộ tên tuổi người mua.



Bộ y tế đe dọa sẽ truy tố các nhà nhập khẩu nếu không chịu hợp tác với chính quyền. Đồng thời bộ cũng ra lệnh tạm thời cấm nhập toàn bộ các sản phẩm sữa từ Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất bánh mì và bánh ngọt Đài Loan than phiền rằng sau khi báo chí đưa tin có bột sữa nhiễm độc của Sanlu nhập vào thì doanh số của họ đã bị sụt giảm đáng kể.



Có thể một phần sữa nhiễm hóa chất công nghiệp nói trên đã được chế biến thành bánh mì, kem, bánh ngọt, bánh nướng v.v... Tuy nhiên, bộ y tế trấn an công chúng rằng không có nguy cơ trực tiếp vì số lượng bột dùng để chế biến những thứ bánh vừa kể rất ít.



Tại Hồng Kông, ngày 16-9, Cục vệ sinh thực phẩm và môi trường (FEHD) của đặc khu thông báo đã tìm thấy dấu vết hóa chất melamine trong sản phẩm kem thỏi yogurt hương trái cây của công ty thực phẩm Yili AB Foods, Thượng Hải, bán trên thị trường Hồng Kông.




Thế hệ trẻ TQ bị đầu độc





Siêu thị Wellcome, nơi bán kem thỏi này với số lượng lớn, đã lập tức cho ngưng bán sản phẩm này như một biện pháp phòng ngừa bất trắc bởi siêu thị này cho rằng lượng melamine tìm thấy trong kem “không đe dọa nghiêm trọng sức khỏe khi dùng một cách bình thường”.



Tại Mỹ, hãng tin AP dẫn lời các quan chức FDA (Cơ quan quản lý thực và dược phẩm) cho biết sữa bột trẻ em bị nhiễm melamine nhập lậu có thể đã được bán trong các tiệm tạp hóa của người Hoa tại Mỹ, nhất là tại các thành phố New York, San Francisco, Los Angeles và Boston, nơi có đông người Hoa ở. FDA đã khuyến cáo người Mỹ tránh xa tất cả các loại sữa bột trẻ em Trung Quốc. FDA cũng khẳng định rằng không có loại sữa bột trẻ em nào sản xuất từ bột sữa và phụ gia nhập từ Trung Quốc.


Hoành thánh, bột nghệ nhiễm thuốc trừ sâu




Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm xuất khẩu của Trung Quốc đã bị tai tiếng từ đầu năm nay tại thị trường Nhật Bản. Tháng 1, báo chí Nhật cho biết có ít nhất 10 người ở thành phố Hyogo và Chiba đã ngã bệnh sau khi ăn hoành thánh đông lạnh nhập từ Trung Quốc. Các xét nghiệm ban đầu kết luận rằng loại bánh này nhiễm thuốc trừ sâu methamidophos.





Hoành thánh đông lạnh Trung Quốc bày bán ở siêu thị Nhật Bản





Hoành thánh nói trên do nhà máy thực phẩm Tianyang (Thiên Dương) tỉnh Hà bắc, Trung Quốc sản xuất và bày bán trong các cửa hàng của Liên hiệp hợp tác xã Nhật. Theo hãng tin Kyodo, có khoảng 500 người than phiền họ bị đau đớn sau khi ăn hoành thánh Trung Quốc. Ngày 5-2-2008, cảnh sát Hyogo và Chiba tuyên bố đây là một âm mưu giết người và thành lập ban điều tra. Toàn bộ hoành thánh nhập từ Trung Quốc bị thu hồi.



Một cuộc xét nghiệm bổ sung cho thấy không chỉ có thuốc methamidophos mà còn có hai loại thuốc trừ sâu khác là dichlorvos và parathion trong hoành thánh. Cảnh sát quốc gia Nhật tìm thấy các loại thuốc này trong các kiện nguyên đai nguyên kiện có niêm chì. Kết quả xét nghiệm này đã được trao cho bộ công an Trung Quốc (MPS) tại hội nghị Tokyo và tại Bắc Kinh vào cuối tháng qua.



Nhưng MPS cho biết một cuộc điều tra của bộ cho thấy không có dấu hiệu nào biểu hiện hoành thánh đông lạnh bị nhiễm thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất. Theo MPS có thể có ai đó đã cho thuốc methamidophos vào tại Nhật Bản một cách ác ý, điều mà cảnh sát Nhật phủ nhận hoàn toàn.



Cuộc tranh cãi giữa hai bộ công an Trung-Nhật kéo dài đến đầu tháng 8 mới ngã ngũ. Ngày 7-8, hãng tin Nhật Kyodo đưa tin ngoại trưởng Trung Quốc thừa nhận hoành thánh của hãng Tianyang cũng từng gây ngộ độc ở Trung Quốc hồi giữa tháng 6. Trung Quốc đã thông báo với Nhật chuyện này trước ngày hội nghị cấp cao G8 tại Nhật khai mạc hồi đầu tháng 7 và yêu cầu chính phủ Nhật giữ kín vì “cuộc điều tra đang tiến hành chưa có kết quả chung cuộc”.



Nhật đồng ý chưa vội tiết lộ thông tin theo yêu cầu của Trung Quốc và thủ tướng Nhật đã bị dư luận trong nước chỉ trích kịch liệt sau khi vụ việc cuối cùng cũng được công khai.



Cũng trong tháng 7 vừa qua xảy ra vụ xì-căng-đan bột nghệ bày bán trong hệ thống siêu thị Whole Foods tại bang California được cho là trồng tại Mỹ nhưng thật ra nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ và bị nhiễm thuốc trừ sâu aldicarb sulfoxide. Lập tức, các siêu thị rút hết mặt hàng này trên các quầy. Các nhà sản xuất Trung Quốc nói củ nghệ của họ được trồng theo phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, những cuộc xét nghiệm sau đó đã phát hiện có thuốc aldicarb.



Whole Foods thú thật họ tin vào giấy chứng nhận công ty QAI (bảo đảm chất lượng quốc tế) và công ty này lại dựa vào hai giấy chứng nhận (rau củ sạch) của Trung Quốc mà không kiểm tra lại.




Trứng gà TQ nhiễm melamine được xuất đi khắp châu Á

Các nhà bán lẻ Trung Quốc hôm 29/10 đã rút trứng gà khỏi các giá hàng và một nhà cung cấp được lệnh ngừng xuất khẩu mặt hàng này khi mà bê bối về hóa chất melamine trong thực phẩm lan rộng hơn dự đoán ban đầu.


Chính quyền thành phố Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc cho biết đã ban lệnh cấm xuất khẩu với công ty Hàn Vỹ - chuyên bán trứng sang thị trường Nhật và một số khu vực khác ở châu Á, sau khi trứng gà của công ty này bị phát hiện có nhiễm hóa chất công nghiệp melamine.



"Chúng tôi đã yêu cầu Hàn Vỹ thu hồi ngay tất cả trứng có vấn đề đồng thời yêu cầu công ty ngừng xuất hàng trong thời điểm này", thông báo của chính quyền thành phố Đại Liên cho hay. Được biết, công ty Hàn Vỹ có trụ sở chính tại thành phố này.



Giới chức Trung Quốc hôm 29/10 cũng cho biết, trứng của một số nhà cung cấp khác cũng nhiễm melamine.



Theo website của công ty Hàn Vỹ, họ không chỉ xuất trứng sang thị trường Hồng Kông, Macau mà còn vươn xa ra cả Nhật, và các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, theo một báo cáo về thị trường các sản phẩm trứng hồi tháng 2 của website Bộ Nông nghiệp Trung Quốc (dữ liệu mới nhất được cung cấp) trứng của Hàn Vỹ cũng được đưa sang Mỹ.





Trứng được bày bán ở một siêu thị ở Bắc Kinh. (Ảnh: AP)




Chính quyền Đại Liên hôm 29/10 cho biết, họ đã báo động về vấn đề trứng nhiễm melamine từ hôm 27/9 nhưng không giải thích tại sao lại trì hoãn công bố vụ việc. Trước tình hình như vậy, một số siêu thị lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều thành phố khác cũng tuyên bố thu hồi hàng loạt nhãn trứng khác.




Một nhân viên siêu thị thuộc trung tâm mua sắm Parkson tại Bắc Kinh cho biết, trứng của Hàn Vỹ hiện không còn được bán nữa. "Chúng tôi sẽ không bày bán trứng cho tới khi nhận được báo cáo kiểm tra của Hàn Vỹ rằng số trứng mà chúng tôi đang giữ không có vấn đề tương tự".




Cũng trong ngày hôm qua, giới chức ở Hồng Kông và thành phố Hàng Châu, đông Trung Quốc cho biết, trứng của nhiều hãng khác cũng nhiễm melamine và nó có nguồn gốc từ các khu vực khác nhau tại Trung Quốc.
Chính quyền Hàng Châu hôm qua đã ra lệnh thu hồi trứng do một công ty đóng ở tỉnh Sơn Tây sản xuất.



Việc phát hiện ra melamine trong trứng làm dấy lên lo ngại rằng hóa chất có thể tác động mạnh tới dây chuyền thực phẩm của Trung Quốc. Ban đầu, bê bối được cho là chỉ giới hạn ở sữa và các sản phẩm sữa.





Một số vụ điển hình của các "ranh nhân" Trung Quốc



Quy trình làm gà Trung Quốc





Người đàn ông này cứ rạng sáng sớm hàng ngày là lái xe máy đi thu mua...gà chết!





Anh ta đang í ới hỏi thăm nhà dân xem có gà "chết" không?





Cứ mỗi một ông chủ đứng ra thu mua gà chết, thì có khoảng vài người "cộng sự" giúp ông ta lái xe đi đến tận nhà dân để gom gà chết cho ông. Mỗi con gà chết được thu mua với giá 1 tệ và sẽ được bán với giá 9 tệ sau khi chế biến...





Toàn là gà chết, chúng được đổ ngổn ngang trên sân, hè và những chỗ có...khoảng trống...





...thậm chí là trên sàn nhà, sàn bếp...









Có một nhóm người chuyên nhúng gà vào nước sôi và vặt lông...





Tiếp theo là tổng vệ sinh toàn cảnh: Vặt lại lông măng.





Kế tiếp là dùng xà phòng và thuốc tẩy để làm sạch...





Gà thịt xong thì được tẩm mầu. Phải đi dép vào mà tẩm, không có thì hỏng hết cả chân!





Sau khi tẩm mầu xong thì trông gà chết cũng như gà tươi sống, con nào cũng như con nào...





Và đã sẵn sàng để rán, quay, nướng và thưởng thức...





Dép siêu nhẹ Trung Quốc gây lở loét, ung thư






Dép xỏ ngón màu mè kiểu này được bày bán rất nhiều trên khắp các vỉa hè, chợ...Giá cả của nó thì chả buồn mặc cả: 15,000đ/2 đôi.





Dép này dùng di biển thì tiện lợi khỏi nói...





Và đây là mặt trái của hình thức màu mè và giá cả rẻ bèo...




























Dây buộc tóc Trung Quốc nhìn thì rất đẹp, rất bắt mắt, nhưng chúng được làm từ chất liệu gì???




Những cái dây buộc tóc này được làm bằng "bao cao su" đã qua sử dụng.




Không tin thì hãy thử kiểm chứng! Cắt ra nhé












Giờ thì...Hãy cẩn thận vì rất có thể bạn sẽ bị nhiễm AIDS nếu sử dụng chúng!























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét