Việc sản xuất và bán ra những sản phẩm kém chất lượng cho người tiêu dùng đã không còn xa lạ, nhưng khi được tận mắt chứng kiến nơi sản xuất dầu ăn kém chất lượng tại Trung Quốc, không ít người vẫn thấy… buồn nôn.
Người trong ảnh là nhân viên thực thi pháp luật mới có mặt tại hiện trường. Hai điểm A và B là hai lò nấu. Nơi đây bốn bề cây cối rậm rạp, cách đường cái hàng trăm mét, quả là một nơi lý tưởng và kín đáo.
Nhìn từ một góc độ khác chúng ta có thể thấy, A và B là nơi đặt lò, còn C là hố đổ phế liệu, xung quanh bốc lên mùi hôi thối nồng nặc.
Cận cảnh hố đổ phế liệu
Trong ảnh là thiết bị chủ yếu để sản xuất ra loại dầu bẩn. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất nên loại dầu này chính là nước rửa và bùn thải lấy từ dưới cống của các nhà hàng ăn uống. Trên mặt lớp bùn thải đó là dầu mỡ đông đặc.
Nhìn kỹ bề mặt lớp bùn thải – nguyên liệu chính làm ra dầu bẩn, chúng ta có thể thấy rõ hơn: A, B, C, D đều là những đồ thải có lẫn trong bùn, nếu nhìn kỹ sẽ dễ dàng nhận ra chúng là mỳ tôm, giấy ăn, ớt… thậm chí chỗ đánh dấu bằng hai ngôi sao còn có “vật thể lạ”.
Nguyên liệu sản xuất dầu đều là bùn thải lấy từ dưới cống của các nhà hàng ăn uống. Chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được một khoản vốn lớn từ việc sử dụng lại dầu mỡ bẩn này.
Sau khi đun “nguyên liệu”, những rác thải và phế liệu sẽ được chảy xuống hố đổ phế liệu. Dòng nước đỏ chảy ra có thể là dầu “chiết xuất” từ món ăn Tứ Xuyên?
Các nguyên liệu sản xuất dầu trước hết sẽ được lọc bằng một chiếc muỗng lớn, sau đó mới được gia công tiếp và đun trên lò.
Bức ảnh này cho ta thấy rõ vị trí của lò và những muỗng lọc lớn.
Sau quá trình gia công ban đầu, dầu sẽ được lọc ra và để cho lắng xuống. Mặc dù như vậy, trong dầu vẫn có chứa một lượng lớn những tạp chất và bốc lên mùi hôi thối. Để cho dầu trông “ngon mắt” và bớt đi mùi hôi, nhà sản xuất sẽ bỏ vào đó axit sunfuric.
Như vậy, công đoạn chế biến dầu bẩn đã hoàn tất. “Sản phẩm” sau khi hoàn thành sẽ được đựng trong những thùng phuy bằng sắt và bán với giá 200 tệ/thùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét